Articles by "can-thi"

Hiển thị các bài đăng có nhãn can-thi. Hiển thị tất cả bài đăng

Đôi mắt của bạn có thể nói nhiều hơn về tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể của bạn và cũng cảnh báo bạn về một số bệnh mà bạn có thể mắc phải thông qua màu mắt. Tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy cùng xem đôi mắt nói gì về sức khỏe của bạn:


Mắt nói gì về sức khỏe của bạn ?
Mắt nói gì về sức khỏe của bạn ?
Theo Boldsky, bạn có thể mắc phải nguy cơ đục thủy tinh thể, bệnh gan, ung thư, bệnh bạch biến…tùy thuộc vào màu mắt của bạn. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa màu mắt và nhiều rối loạn như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Biến chứng mắt do tiểu đường


Bệnh nhân tiểu đường cũng bị biến chứng mắt do bệnh kéo dài. Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị mù cũng như nguy cơ cao hơn 40% bị bệnh glôcôm hoặc tăng áp lực lên mắt, dẫn tới mất thị lực và tổn thương thần kinh. Bệnh tiểu đường cũng được cho là gây các rối loạn võng mạc như bệnh võng mạc không tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh.


Mắt đỏ sọng


Trong nhiều trường hợp, mắt đỏ sọng là bình thường và do các mạch máu trên bề mặt màng cứng của mắt bị sưng, hậu quả của uống rượu quá nhiều, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khô mắt, bụi, dị ứng hoặc đơn giản là có cái gì đó bay vào mắt. Mắt đỏ cũng có thể là dấu hiệu của mệt mỏi, căng thẳng hoặc thiếu ngủ.

Mặc dù mắt đỏ thường vô hại, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tồi tệ hơn. Trong những trường hợp này, mắt đỏ thường kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, đau hoặc có dử mắt. Mắt đỏ thường xuất hiện khi bị viêm bờ mi. Nó cũng có thể liên quan tới bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào.

Mắt lồi

Mắt lồi
Mắt lồi

Mắt lồi là khi một hoặc cả hai mắt bị lồi ra khỏi ổ mắt, tương tự với bệnh giảm thị lực và được mô tả là hiện tượng lồi bất thường của nhãn cầu. Tình trạng này thường là dấu hiệu của bệnh Grave (cường giáp) có liên quan đến tuyến giáp hoạt động quá mức. Những người bị bệnh cường giáp thường có mạch đập nhanh, không đều, sút cân và bồn chồn.


Mắt mờ và đục thủy tinh thể


Đục thủy tinh thể là hiện tượng các thủy tinh thể trong mắt bị mờ, ảnh hưởng tới thị lực và có thể xuất hiện ở cả hai mắt. Bệnh đặc biệt hay xảy ra ở người già. Đục thủy tinh thể gây ra nhiều khó khăn về nhìn hình dạng và chi tiết. Khi khu vực bị mờ làm giảm ánh sáng lọt qua thủy tinh thể tới võng mạc, thị lực của bạn sẽ trở nên bị mờ và cũng có thể được nhuộm màu nâu. Đục thủy tinh thể là dấu hiệu của tuổi già, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở những người độ tuổi 40-50 khiến họ cần phẫu thuật.

Ánh sáng màu mắt


Nếu màu sắc của đôi mắt mờ đi hoặc bị nhạt nhẹ hơn so với màu sắc ban đầu, đó là dấu hiệu của sự thoái hóa điểm vàng. Điều này có thể gây mù lòa ở người già là những người hơn 60 tuổi.


Màu mắt sáng chịu đau tốt hơn


Theo Prevention, một nghiên cứu được tiến hành bởi các Pain Society Mỹ, đã chỉ ra rằng phụ nữ với màu mắt sáng có thể chịu đựng được nỗi đau tốt hơn so với những phụ nữ có màu mắt đen tối. Điều này có thể được nhìn thấy trong quá trình sinh nở. Phụ nữ với màu mắt sáng có ít lo âu và rối loạn giấc ngủ do một mức độ chịu đựng cơn đau tốt.

Mắt vàng nhạt có nguy cơ mắc bệnh gan


Mắt vàng nhạt có nguy cơ mắc bệnh gan
Mắt vàng nhạt có nguy cơ mắc bệnh gan
Nếu có sự thay đổi đột ngột trong các màu sắc của mắt thì có thể dự đoán được một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu mắt của bạn biến đổi từ màu mắt nhạt đến màu vàng, điều này có thể cho thấy bạn có nguy cơ mắc vấn đề về gan.

Đồng tử có kích thước không đều


Nếu bạn nhận thấy những khác lạ về đồng tử như kích thước hơi khác nhau, một bên lớn, một bên nhỏ hơn, đừng vội hoảng sợ vì đây là tình trạng khá phổ biến ở tất cả mọi người. Khoảng 20% dân số có đồng tử không đều. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như hội chứng Horner, nếu như kèm theo triệu chứng sụp mí. Hội chứng Horner có thể là dấu hiệu của khối u ở cổ và ngực, bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi có những dấu hiệu này.


Viêm võng mạc do HIV/AIDS


Đôi khi đôi mắt có thể giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân bị HIV hoặc căn bệnh mạn tính nào đó như ung thư. Nếu không điều trị đúng cách, HIV/AIDS có thể dẫn tới những bệnh nghiêm trọng về mắt như viêm võng mạc, có thể dẫn tới mù. Các triệu chứng sớm của viêm võng mạc gồm nhìn mờ, có điểm đen nhỏ khi nhìn thẳng, điểm mù và chớp sáng trong mắt.

Màu mắt sáng phản ứng tốt hơn với rượu, cồn


Những người có màu mắt tối có phản ứng với rượu nhanh hơn so với những người có đôi mắt sáng hơn. Điều này có nghĩa rằng những người có đôi mắt đen phải uống ít rượu khi so sánh với những người khác, vì họ có thể rất nhạy cảm với nó.


Màu mắt tối có nhiều nguy cơ đục tinh thể hơn màu mắt sáng


Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có đôi mắt đen có nguy cơ cao hơn mắc chứng đục thủy tinh thể ở tuổi già của họ. Đục thủy tinh thể có thể dẫn đến đôi mắt đục và thậm chí mất thị lực.


Mắt xanh có nguy cơ mắc ung thư cao hơn


Khoa học chứng minh rằng những người có đôi mắt màu xanh dễ có nguy cơ ung thư hơn những người sở hữu màu mắt khác.
Những người có đôi mắt màu xanh có một hệ thống miễn dịch nhạy cảm để diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch tự nhiên vô tình tấn công lại chính cơ thể chúng ta nếu quá mức.

Nếu bạn có 1 trong các biểu hiện trên thì nên nhanh tróng đi khám sức khỏe nhé!

- Tổng hợp

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, phương pháp LASIK đặc biệt được áp dụng để nâng cao điều trị cho bệnh nhân mắc cận thị và các tật khúc xạ khác.

Phương pháp phẫu thuật Lasik có gây tái cận không ?


LASIK (Laser Assisted in Situ Keratomileusis) là phẫu thuật phổ biến và được thực hiện nhiều nhất trong các phẫu thuật khúc xạ, thứ nhì trong các loại phẫu thuật nhãn khoa.

Năm 1989: LASIK được thực hiện lần đầu tiên tại Mĩ Toàn bộ quy trình điều trị mất khoảng 10-15 phút cho 2 mắt,Đây là một phương pháp điều trị ít can thiệp, không đau, không chảy máu, không tiêm chích; thị lực hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể quay lại với công việc sau khi phẫu thuật 1 ngày, nếu môi trường làm việc sạch sẽ, ít bụi.
Phẫu thuật khúc xạ bằng laser (laser bề mặt (LASEK, EpiLASIK, PRK), LASIK, FemtoLASIK hoặc SMILE) là phương pháp điều chỉnh vĩnh viễn tật khúc xạ. Việc tái cận sau phẫu thuật lasik có thể xảy ra trên một số trường hợp sau:


1. Phẫu thuật khi độ chưa ổn định. 

Ở Việt nam, việc theo dõi độ khúc xạ, khám mắt định kỳ chưa được quan tâm, thường bệnh nhân chỉ đi kiểm tra khi thấy mắt nhìn không còn rõ như trước với kính đang đeo, tức là khi tăng độ, hoặc khi kính bị trầy xước, gãy càng, rạn, nứt, vỡ tròng. Việc lưu giữ các thông số trong mỗi lần đo cũng hiếm hoi.
Ngoài ra, khá nhiều bệnh nhân đo độ tại các tiệm kính không có kỹ thuật viên khúc xạ được qua đào tạo, mà chỉ sử dụng duy nhất máy đo khúc xạ tự động, một phương tiện dùng để ước lượng độ khúc xạ, hỗ trợ rút ngắn thời gian đo khám, chứ không phải là phương pháp đo chính xác.
Chính vì vậy khi khám, tư vấn để phẫu thuật, câu trả lời về thời gian ổn định độ khúc xạ không rõ ràng, trong khi bệnh nhân đã dự kiến lên kế hoạch phẫu thuật nên thường có tâm lý khẳng định độ đã ổn định để được phẫu thuật.
TS.BS Hải Yến khám và tư vấn về phẫu thuật Lasik
TS.BS Hải Yến khám và tư vấn về phẫu thuật Lasik

Các bác sĩ chỉ có thể dựa vào các thông số gián tiếp là độ kính đang đeo để đưa ra nhận định, nếu có sự chênh lệch vượt quá biên cho phép, thì bệnh nhân được khuyên theo dõi tiếp cho đến khi ổn định mới phẫu thuật, thường là tái khám sau 6 tháng.


2. Quá trình lành thương: 

Phẫu thuật tạo một vết thương cho cơ thể. Cơ thể chúng ta có cơ chế tự lành, các thành phần của vết thương có thời gian lành sẹo và phục hồi khác nhau.
Phẫu thuật khúc xạ tại mắt cũng trải qua các giai đoạn lành thương khác nhau. Phần biểu mô trên bề mặt thường nhanh chóng được tái tạo, ổn định khá sớm trong 3-7 ngày (phẫu thuật laser bề mặt, LASIK), thậm chí là vài tiếng đồng hồ (phẫu thuật SMILE), nhưng quá trình tu bổ tái tạo mô bên dưới còn tiếp tục cho đến 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật. Đây là quá trình tăng sinh tế bào, tạo mô sợi, có thể tạo những thay đổi nhỏ về độ cong giác mạc làm tái độ. Bên cạnh yếu tố cơ địa, là phản ứng riêng biệt của từng cá thể, khác nhau tùy người, người ta nhận thấy nguy cơ tái độ đối với các loại phẫu thuật khúc xạ bằng laser thay đổi như sau: tỷ lệ cao nhất khi chỉnh viễn thị, tiếp theo là phẫu thuật laser bề mặt (LASEK, PRK, EpiLASIK), tiếp đến là LASIK/FemtoLASIK và cuối cùng là SMILE. Ngoài ra, với cùng phương pháp, những người độ cao có tỷ lệ và mức tái độ cao hơn những người độ thấp. Trừ viễn thị, tái độ do lành thương thường thấp hơn nhiều so với mức ban đầu, nếu giác mạc đủ dày, khúc xạ sau phẫu thuật ổn định, có thể thực hiện phẫu thuật hiệu chỉnh bổ sung với chi phí không đáng kể.

3.Thay đổi khúc chiết của thủy tinh thể

Theo thời gian và tuổi tác, thủy tinh thể, một thấu kính tự nhiên, trong suốt bên trong mắt sẽ bị lão hóa, mất dần tính đàn hồi và trong suốt, do biến dưỡng từ những thay đổi của quá trình trao đổi chất. Quá trình này thường xảy ra sớm hơn ở những người cận nặng. Những biến đổi về tính trong suốt của thủy tinh thể dẫn đến sự thay đổi chỉ số khúc xạ và gây nên cận thị. Nếu bị tái cận do nguyên nhân này, giải pháp là phẫu thuật Phaco và đặt thủy tinh thể nhân tạo để đồng thời phục hồi môi trường quang học trong suốt của mắt và khử độ cận phát sinh.
Một người có thể tái độ do một trong ba nguyên nhân trên hoặc do cả ba nguyên nhân, việc khám, theo dõi định kỳ đầy đủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ sẽ giúp phân định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

Cận thị đang là một vấn nạn của xã hội nói giêng và ngành giáo dục nói chung tỉ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ và cụ thể là cận thị ngày càng tăng. 

Cận thị ở trẻ em do yếu tố di truyền và điều kiện sinh hoạt gia đình chiếm tỉ lệ 7,41% - 24,46%.



Dấu hiệu, Nguyên nhân, Phương pháp điều trị Mắt Cận Thị



Dấu hiệu nhận biết mắt cận thị


- Nheo mắt, chói mắt, dụi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém

- Làm việc không hiệu quả trong các công việc, hoạt động liên quan đến thị giác.

- Khi đọc sách hay xem tv cần phải ngồi gần mới thấy được rõ ràng.


- Nhìn tốt các vật ở vị trí gần, các vật ở xa nhìn mờ không rõ ràng.



Dấu hiệu, Nguyên nhân, Phương pháp điều trị Mắt Cận Thị
Khám mắt cận thị

Nguyên nhân mắt mắc tật cận thị


- Nguyên nhân di truyền

Đối với nguyên nhân do di truyền thường người bị cận nặng -6.00 diop trở lên, Với những người lớn có độ cận từ -6.00 diop thì tỉ lệ di truyền sang con là 100%.

Dấu hiệu, Nguyên nhân, Phương pháp điều trị Mắt Cận Thị
Cận thị do cách ngồi học quá gần



- Nguyên nhân không di truyền
    • Do sinh non, thiếu tháng
    • Học và làm việc thiếu ánh sáng, tư thế ngồi không đúng, quá gần hoặc quá xa
    • Thiếu ngủ hoặc ít ngủ.
    • Xem TV quá gần, sử dụng máy tính quá nhiều

Phương pháp điều trị mắt cận thị rứt điểm.


- Phẫu thuật SMILE

- Phẫu thuật FemtoLASICK

- Phẫu thuật LASICK

- Phẫu thuật Other-K


- Tổng hợp

Mắt là một bộ máy phức tạp trong cơ thể người. Để mắt hoạt hoạt động tốt và giảm độ cận cũng như các khả năng mắt mắc bênh về mắt thì chúng ta nên dành 10 phút 1 lần, mỗi ngày làm 3 lần sáng sau khi thức giậy, trưa trước khi nghỉ trưa, đêm trước khi ngủ. Hãy thực hiện đều đặn 7 động tác dưới đây để có một đôi mắt khỏe giạm độ cận.

7 Động tác thể dục giúp giảm độ cận cho mắt
7 Động tác thể dục giúp giảm độ cận thị cho mắt 



Động tác 1: Che kín mắt bằng 2 lòng bàn tay nhằm cắt đứt mọi tác động của ánh sách tới mắt, để mắt chỉ nhìn thấy màu đen của đêm tối. Sau đó mở mắt, tập thể dục cho mắt bằng cách liên tục nhìn lên – xuống – ngang. Động tác này nhằm để các thớ thịt xung quanh mắt, của cuống mắt và các dây thần kinh được vận động.
Động tác 2: Giữ cơ thể ở tư thế ngồi thiền, nhìn vật ở xa rồi nhìn vật ở gần hơn, rồi làm ngược lại. Lặp lại động tác liên túc để rèn luyện cho não sự phối hợp đồng bộ với các hoạt động của mắt, đồng thời có tác dụng vận động thị lực của mắt khi nhìn gần, nhìn xa.
7 Động tác thể dục giúp giảm độ cận cho mắt
 Động tác thể dục giúp giảm độ cận cho mắt 

Động tác 3: Giơ tay lên, vẽ số 8 vào không khí và đưa mắt theo đường vẽ đó nhằm kết hợp sự điều tiết của thị lực với mọi hoạt động của bàn tay.
Động tác 4: Tiếp tục ngồi tư thế thiền, tưởng tượng bạn đang cầm bút chì, sau đó vẽ những hình ảnh mình muốn rồi dùng bút chì tô đậm những gì bạn vẽ tưởng tưởng một cách chính xác.
Động tác 5: Tiếp đến, nhìn kĩ vào một đồ vật ở khoảng cách xa có hình thù góc cạnh, rồi nhắm mắt tưởng tượng ở mũi có chiếc bút bi và trong trí tưởng tượng, hãy vẽ lại y nguyên hình dạng của vật đó. 2 động tác này giúp não và mắt phối hợp nhịp nhàng, tăng cường thị lực và hệ thận kinh.
7 Động tác thể dục giúp giảm độ cận cho mắt
7 Động tác thể dục giúp giảm độ cận cho mắt 

Động tác 6: Giữ nguyên tư thế ngồi, nhắm mắt và hướng về mặt trời, xoay người 180 độ để giúp mắt làm quen với những mức độ ánh sáng khác nhau.
Động tác 7: Di chuyển đồng tử theo vòng quay 360 độ một cách nhẹ nhàng, chậm rãi.

Trên đây là 7 động tác thể dục giành cho mắt cận thị, hãy làm thường xuyên và kết hợp với chế độ ăn, ngủ, tập luyện và làm việc hợp lý để giảm độ cận tự nhiên, hạn chế đeo kính cận thị nhé.
Nguồn Blog chuyện ấy

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.