Articles by "tac-dung-cua-toi"

Hiển thị các bài đăng có nhãn tac-dung-cua-toi. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài tác dụng chữa bênh và gia vị tỏi còn được biết đến như một vị thuốc cho nhan sắc. Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể, làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sự trẻ trung.

Tất tần tật cách làm đẹp da từ tỏi


Mẹo làm trắng da từ tỏi

  • Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn.
  • Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.

Tỏi làm mềm da như thế nào

  • Chất Alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn. 
  • Nếu bạn thêm vài vỏ tỏi trong mặt nạ, bạn có thể có được một làn da tự nhiên và mịn.

Trị mụn từ tỏi


Nhiều người không thích tỏi vì mùi khó chịu nhưng đó chính là một thành phần có tác dụng trị mụn hiệu quả. Sở dĩ tỏi có khả năng trị mụn là nhờ chất sulphur hoạt tính có tính chất kháng sinh tự nhiên.

Tỏi có tác dụng tẩy da chết, làm da hồng hào

  • Tỏi để nguyên vỏ, dùng 50g muối ngâm tỏi 2-3 ngày, sau đó rửa sạch nước muối, tiếp tục ngâm tỏi vào nước sạch khoảng 24 tiếng, vớt tỏi ra để phơi khô một ngày. Cho tỏi đã bóc vào bình, chọn một quả chanh cắt làm đôi cho vào, sau đó đổ khoảng 600cc rượu trắng vào rồi bịt kín bình để nơi râm mát sau 6 tháng mới dùng.
  • Sau 6 tháng, trộn cao tỏi vào kem tuyết có bán trên thị trường, dùng để xoa bóp mặt, một ngày 2-3 lần. Lúc đầu xoa ít sau quen có thể xoa nhiều hơn. Bôi thường xuyên bạn sẽ có làn da mịn màng và khoẻ mạnh.

Tỏi trị mụn

  1. Cách 1. Đơn giản nhất để chăm sóc da, làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Chú ý không nên để tỏi sống trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp sền sệt để thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch.
  2. Trộn nước ép của hai nhánh tỏi với dấm rượu táo (liều lượng tương đương). Khuấy thật đều sau đó rửa mặt thật sạch. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Việc kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá trên da. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da.
  3. Để "trị" những nốt mụn đầu đen, dùng: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
  4. Ăn tỏi sống cũng có tác dụng trị mụn (nhưng có thể gây khó chịu cho dạ dày). Mỗi ngày, ăn 2-3 nhánh tỏi sống liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ giúp làm thanh lọc máu. Quá trình thanh lọc này sẽ cải thiện mức độ oxy được vận chuyển đến da, kết quả là giúp làn da phòng và trị mụn tốt hơn.

Tỏi giúp loại bỏ vết rạn da

  • Tất cả các bà mẹ đều muốn loại bỏ hoàn toàn các vết rạn da. Ngay cả sau khi áp dụng kem hoặc đi chăm sóc sắc đẹp, các dấu hiệu cứng đầu khó biến mất. Hãy thử tỏi! Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hoóc-môn, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
  • Đây là những lợi ích trong việc làm đẹp của vỏ tỏi và nước ép của nó. Các món ăn huyền diệu kết hợp với tỏi cũng tốt cho tóc và trái tim của bạn. Vì vậy, đừng quên tỏi trong chế độ ăn uống cũng như làm đẹp của bạn.

Tỏi trị mụn đầu đen hiệu quả

  • Dùng hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
  • Cách đơn giản nhất để làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Nhưng để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp hơi sệt rồi thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa thật sạch. Chú ý không để hỗn hợp này trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da.

Chống lão hóa

  • Tỏi có tác dụng tăng cường bài tiết hormone, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp da đẹp hơn.
  • Cách dùng: Cho tỏi vào nước nấu đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch này, dùng trong thời gian dài có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn.

Tỏi làm mượt tóc, hết rụng và xơ

  • Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1 đến 2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu.
  • Trộn đều các thành phần này với nhau và thoa từ chân đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 giờ rồi gội sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức sống của mái tóc.

Tỏi làm đẹp móng tay, móng chân.


Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng giòn, dễ gãy khiến bạn khó "làm điệu". Muốn nuôi dưỡng bộ móng chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần, móng sẽ khỏe và ít gãy hơn.

Tỏi giúp bảo vệ bộ móng


Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng giòn, dễ gãy khiến bạn khó "làm điệu". Muốn nuôi dưỡng bộ móng chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần, móng sẽ khỏe và ít gãy hơn.

Mặt nạ dưỡng tóc từ tỏi

  • Rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: 
  • Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1-2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu. 
  • Trộn đều các thành phần này với nhau và thoa từ chân đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 giờ rồi gội sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức sống của mái tóc.

Tỏi giảm viêm và phương pháp chữa trị những vết sẹo


Nếu bạn có nốt ruồi hoặc vết sẹo trên da của bạn, chà một ít tỏi lên vùng da bị ảnh hưởng. Bạn sẽ nhận được một làn da mịn màng và hoàn hảo một cách tự nhiên. Các đặc tính chống vi khuẩn và virus của tỏi sẽ giúp giảm viêm da và những vết sẹo.

Mẹo giảm bớt mùi khó chịu khi ăn tỏi

Đầu tiên, loại bỏ phần lõi xanh ở giữa nhánh tỏi - đó chính là trung tâm tạo ra mùi khó chịu của tỏi. Tiếp theo, ngâm nhánh tỏi vào sữa trong khoảng 30 phút, tỏi sẽ được loại bỏ mùi hiệu quả.

- Sưu tầm

Tỏi phòng và điều trị các bệnh tìm mạch

Tỏi có tác dụng hạ cholesterol trong máu xuống khoảng từ 10-15%, một số người có đáp ứng tốt với tỏi, tỷ lệ này có thể đến 25-30%.

Tác dụng của tỏi
Tỏi đen phòng và trị bệnh tim mạch
Thêm tỏi vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể khá đáng kể. Tỏi cũng có khả năng cân bằng lượng đường trong máu và huyết áp. Các bạn cũng nên lưu ý rằng, chất Allicin trong tỏi sẽ bị giảm tác dụng khi được nấu chín. Vì vậy, bạn nên sử dụng tỏi khi còn sống nếu có thể nhé.

Báo cáo của các nhà khoa học ở đại học New York (Mỹ) cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ một nửa đến một củ tỏi trong từ 8 – 24 tuần có thể hạ cholesterol xuống khoảng 9%.

Ai không nên ăn nhiều tỏi

Tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh nên có thể gây phản ứng phụ, kể cả tăng huyết áp trong một số trường hợp nếu dùng sai chỉ định. 

Người đang có thai, người có thể tạng nhiệt,đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, nhất là khi dùng rượu tỏi hoặc những viên thuốc tỏi dài ngày, phải rất thận trọng. 

Tác dụng của tỏi: Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tác dụng của tỏi: Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người sắp phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có thể làm thay đổi tác dụng các thuốc chống đông máu dùng trong giải phẫu.

Một số nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm với người đang điều trị HIV/AIDS.

Các bài thuốc từ tỏi

Tác dụng của tỏi: Trị phù thũng và cao huyết áp

Lấy một chén gạo lứt, một chén đậu xanh cà còn vỏ, từ ba đến năm tép tỏi. Nấu cơm trộn đậu xanh. Khi cơm vừa cạn, trộn đều vào cơm số tép tỏi đã cắt mỏng. Ăn cơm với chuối chín, giảm tối thiểu muối hoặc nước mắm. Ăn liên tục từ 10–15 ngày.

Đây là phương thuốc hữu hiệu cho nhiều chứng bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, tiểu đường, tim mạch.

Tác dụng của tỏi: rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp.

Dùng 300g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40o. Sau hai tuần, chắt rượu ra dùng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 15–20 giọt. Sau khi dùng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống đúng liều duy trì.

Ngưng dùng rượu tỏi khi có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra.


Tỏi phòng và trị cúm

Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.

Tỏi phòng và trị cúm
Tỏi phòng và trị cúm
Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển

Tỏi Rửa vết thương, chỗ lở loét

Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.

Tỏi chữa đau răng

Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

Tỏi chữa mụn cóc, chai chân

Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.

Tỏi chữa viêm họng

Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm, dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)

- Sưu tầm
www.blogchuyenay.com

Thêm 1 tác dụng từ tỏi 7 bài thuốc chữa cảm lạnh. Có thể nói tỏi là thần dược, tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể.

Tác dụng của tỏi: 7 bài thuốc chữa cảm lạnh
Tác dụng của tỏi: 7 bài thuốc chữa cảm lạnh

Tác dụng của tỏi: 7 bài thuốc chữa cảm lạnh


Bài thuốc 1: Cho một vài tép tỏi vào lọ nhỏ và đổ mật ong lên chúng. Đậy kín nắp chai và để trong khoảng một tuần. Lưu trữ nó trong tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi bạn có triệu chứng cảm lạnh.

Nếu bạn có triệu chứng cảm lạnh nặng, nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày và uống một muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.

Bài thuốc 2: Cắt tỏi thành những lát mỏng và nhỏ rồi để trong 15 phút. Chuẩn bị một ly nước cam. Trước khi đi ngủ, ăn một muỗng cà phê tỏi và tráng miệng bằng một ly nước cam. Lặp lại điều này mỗi đêm cho đến khi triệu chứng cảm lạnh hết hẳn.


Bài thuốc 3: Trộn tỏi, cà chua, húng quế và muối với nhau và xay thành sinh tố này mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngâm tỏi trong một chén giấm táo và uống một muỗng cà phê mỗi ngày.



Tác dụng của tỏi: 7 bài thuốc chữa cảm lạnh
Tác dụng của tỏi: 7 bài thuốc chữa cảm lạnh

Bài thuốc 4: Những vết loét lạnh khiến bạn trở nên xấu xí và đau đớn, nhưng bạn có thể chữa trị chúng bằng tỏi. Cắt một miếng tỏi sống và thoa chúng vào các vết loét. Tình trạng bệnh sẽ giảm đáng kể.

Bài thuốc 5: Ngậm 3-4 tép tỏi băm nhỏ trong khoảng 15 phút hoặc nhai chúng cách 3-4 giờ.

Bài thuốc 6: Xay 3-4 tép tỏi rồi để trong khoảng 5-7 phút, sau đó thêm một chút mật ong hoặc dầu ô liu và ăn chúng. Thực hiện 3 lần/ ngày.

Bài thuốc 7: Cho 3-4 tép tỏi băm nhỏ vào 1 ly nước và khuấy đều sau đó uống ngay hỗn hợp nước này. Thực hiện hàng ngày cho tới khi bạn hết cảm lạnh.

- Sưu tầm

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.


Tác dụng của tỏi: Lọc máu và trị mụn
Tác dụng của tỏi: Lọc máu và trị mụn

Tác dụng của tỏi: Lọc máu và trị mụn

Bạn đã quá mệt mỏi với việc phải che đậy đi làn da đầy mụn xấu xí của mình? Hãy sử dụng tỏi để tiêu diệt tận gốc vấn đề nan giải này nhé. Việc bạn cần làm đơn giản chỉ là ngâm 2 tép tỏi vào nước và uống chúng mỗi khi thức dậy, kết hợp với uống việc cung cấp đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Nếu như muốn giảm cân, bạn có thể cho vài giọt nước chanh vào nước tỏi, chúng sẽ giúp lọc máu và đẩy tất cả các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Ăn bao nhiêu tỏi là đủ


Cách dùng tỏi an toàn nhất là dùng như một gia vị kèm theo bữa ăn. 
Để giảm cao huyết áp, người bệnh cần khoảng 10.000mcg allicin mỗi ngày. Liều này tương đương với 4 tép tỏi cỡ trung bình hoặc 4g tỏi. 
Cũng nên biết rằng, điều trị cao huyết áp hoặc phòng chống các loại bệnh tim mạch cần phải phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và năng vận động, chứ không chỉ dựa vào một bài thuốc nhất định, kể cả tỏi.
- Sưu tầm
blog chuyên ấy

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.