Tỏi phòng và điều trị các bệnh tìm mạch

Tỏi có tác dụng hạ cholesterol trong máu xuống khoảng từ 10-15%, một số người có đáp ứng tốt với tỏi, tỷ lệ này có thể đến 25-30%.

Tác dụng của tỏi
Tỏi đen phòng và trị bệnh tim mạch
Thêm tỏi vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể khá đáng kể. Tỏi cũng có khả năng cân bằng lượng đường trong máu và huyết áp. Các bạn cũng nên lưu ý rằng, chất Allicin trong tỏi sẽ bị giảm tác dụng khi được nấu chín. Vì vậy, bạn nên sử dụng tỏi khi còn sống nếu có thể nhé.

Báo cáo của các nhà khoa học ở đại học New York (Mỹ) cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ một nửa đến một củ tỏi trong từ 8 – 24 tuần có thể hạ cholesterol xuống khoảng 9%.

Ai không nên ăn nhiều tỏi

Tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh nên có thể gây phản ứng phụ, kể cả tăng huyết áp trong một số trường hợp nếu dùng sai chỉ định. 

Người đang có thai, người có thể tạng nhiệt,đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, nhất là khi dùng rượu tỏi hoặc những viên thuốc tỏi dài ngày, phải rất thận trọng. 

Tác dụng của tỏi: Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tác dụng của tỏi: Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người sắp phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có thể làm thay đổi tác dụng các thuốc chống đông máu dùng trong giải phẫu.

Một số nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm với người đang điều trị HIV/AIDS.

Các bài thuốc từ tỏi

Tác dụng của tỏi: Trị phù thũng và cao huyết áp

Lấy một chén gạo lứt, một chén đậu xanh cà còn vỏ, từ ba đến năm tép tỏi. Nấu cơm trộn đậu xanh. Khi cơm vừa cạn, trộn đều vào cơm số tép tỏi đã cắt mỏng. Ăn cơm với chuối chín, giảm tối thiểu muối hoặc nước mắm. Ăn liên tục từ 10–15 ngày.

Đây là phương thuốc hữu hiệu cho nhiều chứng bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, tiểu đường, tim mạch.

Tác dụng của tỏi: rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp.

Dùng 300g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40o. Sau hai tuần, chắt rượu ra dùng. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 15–20 giọt. Sau khi dùng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống đúng liều duy trì.

Ngưng dùng rượu tỏi khi có triệu chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra.


Tỏi phòng và trị cúm

Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.

Tỏi phòng và trị cúm
Tỏi phòng và trị cúm
Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển

Tỏi Rửa vết thương, chỗ lở loét

Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.

Tỏi chữa đau răng

Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

Tỏi chữa mụn cóc, chai chân

Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.

Tỏi chữa viêm họng

Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm, dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)

- Sưu tầm
www.blogchuyenay.com

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.