Giáo dục giới tính tại việt nam đang là một quan tâm không nhỏ khi mà số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng tăng. Không hiểu luật, không biết gì về giới tính và tình dục. Các nguyên tác giáo dục giới tính cho ba mẹ cần biết.


7 Nguyên tắc giáo dục giới tính cho bé mà ba mẹ cần biết.

Hầu hết các đối tượng phạm tội quan hệ với trẻ em vị thành niên đều có chung giải thích rằng họ không hiểu pháp luật và không ai nói cho họ biết. Các đối tượng đều có chung suy nghĩ chỉ những trường hợp quan hệ trái ý muốn mới phạm tội, còn đã được sự chấp thuận, đồng ý, tự nguyện thì không sao. Vì thế đối với các gia đình thì việc giáo dục giới tính cho con mình là chuyện nên làm và cấp thiết.


1. Nói chuyện với trẻ về giới tính sớm, cởi mở, dễ chịu và thành thật!


Hãy nhớ giáo dục giới tính cho trẻ là việc thường xuyên, liên tục. Bạn không chỉ nói với trẻ duy nhất 1 lần về chuyện băng qua đường thế nào, phải không? Hãy sử dụng cả trắc nghiệm, sách báo, phim ảnh đủ để minh họa và khắc sâu lời mình.
Hãy để ý và quan tâm đến các dấu hiệu ở trẻ. Đó là cách tốt nhất để kịp thời trang bị thêm kiến thức cho trẻ & nhận biết điều gì đang xảy ra ở trẻ.


2. Đừng né tránh câu hỏi

Bạn cần tìm hiểu để trả lời chúng một cách nghiêm túc. Nếu bạn không có kiến thức hoặc không biết phải giải thích vấn đề đó với trẻ như thế nào, hãy tìm đến sự tư vấn, giúp đỡ của những người có chuyên môn, kinh nghiệm.
Trẻ em luôn có những thắc mắc về mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Khi trẻ hỏi bạn, chứng tỏ trẻ tin tưởng ở bạn. Nếu bạn xử lý tốt tình huống này, bạn và trẻ sẽ có thêm sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau.

7 Nguyên tắc giáo dục giới tính cho bé mà ba mẹ cần biết.



3. Trả lời trẻ một cách nghiêm túc

Hãy nghiên cứu chúng thật kỹ lưỡng và nghiêm túc trước khi đưa ra câu trả lời. Tùy theo lứa tuổi của trẻ, câu trả lời của bạn có thể khiến suy nghĩ của trẻ thay đổi rất lớn. Tình dục không phải là điều gì cấm kỵ quá lớn và bạn có thể để trẻ được biết về vấn đề này. Trẻ cần được biết về quan hệ tình dục an toàn bởi vấn đề này không thể bị xem nhẹ.


4. Cho trẻ biết rằng bạn sẽ tin và đứng về phía trẻ nếu có ai đó làm tổn thương em.

Những kẻ lạm dụng thường nói với trẻ rằng sẽ chẳng ai tin lời em nói và họ sẽ ghét bỏ em nếu kể ra chuyện này.
Trẻ sẽ cảm thấy tự xấu hổ và giấu diếm mọi chuyện vì sợ cha mẹ lên án thay vì hiểu và đứng về phía mình. Thậm chí trẻ có thể bị trừng phạt.

7 Nguyên tắc giáo dục giới tính cho bé mà ba mẹ cần biết.

5. Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình và làm chủ chúng


Người lớn thường tỏ ra uy quyền và kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của trẻ. Điều này chỉ làm trẻ càng tỏ ra sợ hãi khi nói về cảm xúc & lo lắng của mình.
Chính vì vậy hãy trao cho trẻ quyền tự làm chủ bản thân. Dạy trẻ hiểu về cơ thể trẻ và quyền tự chủ, lòng tự trọng, để trẻ hiểu và có trách nhiệm trước bất cứ hành vi xâm phạm nào của người khác.

Hãy để trẻ có quyền nói “Không” với bất cứ hành vi cưỡng bức nào của người lớn mà trẻ không cảm thấy thoải mái.
Khi một người lạ cố gắng ôm hôn trẻ mà chúng không thích, bạn nên để trẻ được phép nói “Không” và diễn đạt rõ hơn ý của trẻ với người kia nếu cần thiết.


6. Duy nhất trẻ có thể cho phép đụng chạm vào vùng riêng tư của cơ thể

Bên cạnh “nguyên tắc đụng chạm”, trẻ cần biết mình cần che vùng riêng tư khi đi bơi nơi công cộng, giữ gìn vùng này vệ sinh, sạch sẽ và khỏe mạnh.
Nếu ai đó có ý định xấu, trẻ sẽ biết nói: “Dừng lại! Tôi thấy khó chịu đấy!” và nói lại với cha mẹ mình ngay lập tức.
Một số cách để giúp trẻ hiểu những gì bạn muốn nói là đề cập khi đưa trẻ đi tắm, hoặc khi đi khám bác sĩ. Bạn có thể đưa ra các tình huống giả định, hỏi đáp và gợi ý trẻ về cách giữ gìn các bộ phận trên cơ thể khỏe mạnh, sạch sẽ.

7. Biết giới hạn những gì bạn có thể nói

Tùy vào lứa tuổi của trẻ, bạn có thể giới hạn mức độ thông tin được tiết lộ. Nếu trẻ còn nhỏ, trẻ sẽ rất thích thú với những câu trả lời dễ hiểu thậm chí là hơi ngờ nghệch, đáng yêu. Nếu bạn cảm thấy trẻ đã đủ lớn để hiểu sâu sắc vấn đề hoặc đã đến lúc trẻ cần được biết “sự thật”, hãy đưa ra những câu trả lời cụ thể, nhiều thông tin hơn.

- Tổng hợp