Ngày nay với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, phương pháp LASIK đặc biệt được áp dụng để nâng cao điều trị cho bệnh nhân mắc cận thị và các tật khúc xạ khác.

Phương pháp phẫu thuật Lasik có gây tái cận không ?


LASIK (Laser Assisted in Situ Keratomileusis) là phẫu thuật phổ biến và được thực hiện nhiều nhất trong các phẫu thuật khúc xạ, thứ nhì trong các loại phẫu thuật nhãn khoa.

Năm 1989: LASIK được thực hiện lần đầu tiên tại Mĩ Toàn bộ quy trình điều trị mất khoảng 10-15 phút cho 2 mắt,Đây là một phương pháp điều trị ít can thiệp, không đau, không chảy máu, không tiêm chích; thị lực hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể quay lại với công việc sau khi phẫu thuật 1 ngày, nếu môi trường làm việc sạch sẽ, ít bụi.
Phẫu thuật khúc xạ bằng laser (laser bề mặt (LASEK, EpiLASIK, PRK), LASIK, FemtoLASIK hoặc SMILE) là phương pháp điều chỉnh vĩnh viễn tật khúc xạ. Việc tái cận sau phẫu thuật lasik có thể xảy ra trên một số trường hợp sau:


1. Phẫu thuật khi độ chưa ổn định. 

Ở Việt nam, việc theo dõi độ khúc xạ, khám mắt định kỳ chưa được quan tâm, thường bệnh nhân chỉ đi kiểm tra khi thấy mắt nhìn không còn rõ như trước với kính đang đeo, tức là khi tăng độ, hoặc khi kính bị trầy xước, gãy càng, rạn, nứt, vỡ tròng. Việc lưu giữ các thông số trong mỗi lần đo cũng hiếm hoi.
Ngoài ra, khá nhiều bệnh nhân đo độ tại các tiệm kính không có kỹ thuật viên khúc xạ được qua đào tạo, mà chỉ sử dụng duy nhất máy đo khúc xạ tự động, một phương tiện dùng để ước lượng độ khúc xạ, hỗ trợ rút ngắn thời gian đo khám, chứ không phải là phương pháp đo chính xác.
Chính vì vậy khi khám, tư vấn để phẫu thuật, câu trả lời về thời gian ổn định độ khúc xạ không rõ ràng, trong khi bệnh nhân đã dự kiến lên kế hoạch phẫu thuật nên thường có tâm lý khẳng định độ đã ổn định để được phẫu thuật.
TS.BS Hải Yến khám và tư vấn về phẫu thuật Lasik
TS.BS Hải Yến khám và tư vấn về phẫu thuật Lasik

Các bác sĩ chỉ có thể dựa vào các thông số gián tiếp là độ kính đang đeo để đưa ra nhận định, nếu có sự chênh lệch vượt quá biên cho phép, thì bệnh nhân được khuyên theo dõi tiếp cho đến khi ổn định mới phẫu thuật, thường là tái khám sau 6 tháng.


2. Quá trình lành thương: 

Phẫu thuật tạo một vết thương cho cơ thể. Cơ thể chúng ta có cơ chế tự lành, các thành phần của vết thương có thời gian lành sẹo và phục hồi khác nhau.
Phẫu thuật khúc xạ tại mắt cũng trải qua các giai đoạn lành thương khác nhau. Phần biểu mô trên bề mặt thường nhanh chóng được tái tạo, ổn định khá sớm trong 3-7 ngày (phẫu thuật laser bề mặt, LASIK), thậm chí là vài tiếng đồng hồ (phẫu thuật SMILE), nhưng quá trình tu bổ tái tạo mô bên dưới còn tiếp tục cho đến 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật. Đây là quá trình tăng sinh tế bào, tạo mô sợi, có thể tạo những thay đổi nhỏ về độ cong giác mạc làm tái độ. Bên cạnh yếu tố cơ địa, là phản ứng riêng biệt của từng cá thể, khác nhau tùy người, người ta nhận thấy nguy cơ tái độ đối với các loại phẫu thuật khúc xạ bằng laser thay đổi như sau: tỷ lệ cao nhất khi chỉnh viễn thị, tiếp theo là phẫu thuật laser bề mặt (LASEK, PRK, EpiLASIK), tiếp đến là LASIK/FemtoLASIK và cuối cùng là SMILE. Ngoài ra, với cùng phương pháp, những người độ cao có tỷ lệ và mức tái độ cao hơn những người độ thấp. Trừ viễn thị, tái độ do lành thương thường thấp hơn nhiều so với mức ban đầu, nếu giác mạc đủ dày, khúc xạ sau phẫu thuật ổn định, có thể thực hiện phẫu thuật hiệu chỉnh bổ sung với chi phí không đáng kể.

3.Thay đổi khúc chiết của thủy tinh thể

Theo thời gian và tuổi tác, thủy tinh thể, một thấu kính tự nhiên, trong suốt bên trong mắt sẽ bị lão hóa, mất dần tính đàn hồi và trong suốt, do biến dưỡng từ những thay đổi của quá trình trao đổi chất. Quá trình này thường xảy ra sớm hơn ở những người cận nặng. Những biến đổi về tính trong suốt của thủy tinh thể dẫn đến sự thay đổi chỉ số khúc xạ và gây nên cận thị. Nếu bị tái cận do nguyên nhân này, giải pháp là phẫu thuật Phaco và đặt thủy tinh thể nhân tạo để đồng thời phục hồi môi trường quang học trong suốt của mắt và khử độ cận phát sinh.
Một người có thể tái độ do một trong ba nguyên nhân trên hoặc do cả ba nguyên nhân, việc khám, theo dõi định kỳ đầy đủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ sẽ giúp phân định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.