Sỏi thận là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc những phương pháp trị sỏi thận dân gian đơn giản và hiệu quả, có thể áp dụng được ngay tại nhà, với chi phí nhỏ. Trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận đã nhé!


Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sỏi thận (tiếng Anh là Kidney stone) là những viên sỏi nằm ở bên trong thận. Chúng được được hình thành từ muối khoáng và axit. Sỏi thận được hình thành do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên lý chung là do sự tập trung nước tiểu ở thận tạo điều kiện cho các chất khoáng lắng đọng, kết tinh và tạo thành sỏi.
Sỏi thận di chuyển gây ra đau đớn. Những cơn đau thường bắt đầu ở phía sau ngay dưới xương sườn, sau đó di chuyển tới bụng dưới và háng. Những cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiểu.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận:
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh sỏi thận hay gặp:
Thói quen uống ít nước:
Các chuyên gia cho rằng, việc uống ít nước khiến cho hệ tiết niệu hoạt động trì trệ, lượng nước tiểu lưu cữu trở nên đậm đặc hơn, các chất đọng lại tăng lên, tạo điều kiện dễ dàng cho việc hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Vì thế hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để thuận lợi cho quá trình làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như làm giảm lượng chất khoáng trong nước tiểu, vừa giúp phòng chống sỏi thận đồng thời làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Mỗi người mỗi ngày cần uống đủ 2l nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống nước lọc.

Thường xuyên bỏ bữa sáng:
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất. Việc bỏ bữa sáng là một trong những nguyên nhân quan trọng mà các chuyên gia cho rằng dẫn tới bệnh sỏi thận. Sau một đêm dài, cơ thể của bạn cần bổ sung năng lượng để tiếp tục những hoạt động cho một ngày mới.
Vào buổi sáng, túi mật sẽ bài tiết dịch mật, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu như bạn không ăn sáng, tức là không có thức ăn cho mật tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn với thời gian dài lâu dịch mật dần tích tụ trong túi mật và đường ruột. Khi ấy cholesterol do mật sinh ra sẽ dễ dàng hình thành nên sỏi thận. Vì thế không nên nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa, vì không ăn sáng có thể là nguyên nhân gây ra sỏi thận.
Hấp thu kém, đào thải kém:
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn nhờ các dịch vị do da dày tiết ra. Qua quá trình nghiền nát thức ăn của răng miệng, dạ dày tiếp tục làm mềm thức ăn và đưa xuống ruột non, tại ruột non cùng với các dịch vị giúp tiêu hóa thêm biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng dể hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu để nuối dưỡng cơ thể. Nếu như cơ thể hấp thu kém thì các dưỡng chất dư thừa như can xi, phốt pho, magie…. và các loại muối khoáng khác kể cả các loại mỡ v v… không được hấp thu vào máu đi nuôi cơ thể mà bị đẩy ra ngoài bằng con đường tiểu hoặc đại tiện gây ô nhiễm cơ thể.
Qúa trình đào thải của cơ thể gồm có đào thải ở thận qua đường tiểu, đại tiện qua hậu môn và các tuyến mồ hôi…qua các lỗ chân lông. Sự hoạt động của các cơ quan này nếu như không được bình thường hay còn gọi là đào thải kém, sẽ gây nên nhiều tác hại, làm ách tắc các chất thải cặn bã, tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi thận.
Lười vận động
Cơ thể không được vận động thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Một cơ thể ít vận động gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên - là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. khiến dịch mật không bài tiết được lâu dài sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận. Do đó mỗi người nên có ý thức vận động hàng ngày, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra khoảng 30 phút để tập luyện thể dục thể thao sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ sỏi thận.  
Không nên ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, giàu protit và chất béo, vì chúng làm tăng hàm lượng choresterol, là nguyên nhân hình thành sỏi thận. Vì thế cần hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo đồng thời nên bổ sung ăn các thực phẩm giúp làm giảm cholesterol như nấm, mộc nhĩ, hành tây,... để giảm thiểu nguy cơ sỏi thận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận thường khó nhận biết vào giai đoạn đầu vì khi đó sỏi còn rất nhỏ. Bệnh thường diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Thường khi có các tác động mạnh như đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,… hay cơ thể hoạt động mạnh như chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh,… hoặc khi thay đổi tư thế thường sẽ xuất hiện cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm các triệu chứng như rối loạn tiểu, khó chịu, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
Biểu hiện rõ ràng nhất là đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau bắt đầu ở vùng thắt lưng nhất là phía thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, sau đó đau lan sang xuyên cả ra hông, lưng. Có trường hợp chỉ đau âm ỉ đó là do viên sỏi to nằm ở vị trí bể thận.
Một số trường hợp xuất hiện các cơn đau thắt lưng từng cơn. Cơn đau bắt đầu ở hai hố thắt lưng sau đó nhanh chóng lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Bên cạnh đó khi bị sỏi thận thường có biểu hiện đi tiểu ra máu. Đái máu chính là biến chứng phổ biến của sỏi thận do viên sỏi di chuyển, cọ sát. Đái máu gồm chảy máu đại thể (có thể làm nước tiểu có màu đỏ, mắt thường nhìn thấy được và chảy máu vi thể (trường hợp rỉ máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được).
Khi sỏi di chuyển đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và biểu hiện thường gặp là đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són. Nếu thấy nước tiểu đục, có mủ hoặc tiểu ra các viên sỏi thì có khả năng đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là thận bị tổn thương, suy thận, đặc biệt khi đi kèm việc nhiễm khuẩn đường tiểu. Cần đặc biệt chú ý nếu người bệnh bị sốt cao, rét run kèm theo đó là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ thì nguy cơ người bệnh đã bị biến chứng viêm thận, bể thận.  
Suy thận là căn bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cơ thể, gây tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, làm giảm tuổi thọ, tốn kém chi phí và thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Hơn nữa sỏi thận còn rất dễ tái phát (10 – 50%).

Phương pháp dân gian điều trị sỏi thận tại nhà hiệu quả, đơn giản

Phương pháp điều trị sỏi thận dân gian được ông cha ta lưu truyền từ bao đời nay đều đem lại hiệu quả cao, chỉ từ các loại rau củ quả quen thuộc. Sau đây là 5 cách chữa trị sỏi thận từ dân gian vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất.
Rau ngò gai
Ngò gai (mùi tàu) chắc hẳn là ai cũng thấy quen thuộc, nó là một loại rau gia vị dùng trong chế biến món ăn hàng ngày giúp tăng sự ngon miệng và hấp dẫn cho món ăn.  Nhưng quan trọng hơn, ngò gai còn đem đến công dụng vô cùng hữu ích giúp chữa trị sỏi thận hiệu quả không cần phải phẫu thuật.

Theo quan điểm của đông y, ngò gai có tính ấm, vị đắng, mùi hắc, dùng điều trị các bệnh về: Sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá và  khử mùi hôi rất hiệu quả. Trong đó ngò gai đặc biệt có tác dụng loại bỏ được sỏi thận. Chẳng thế mà người ta coi ngò gai là thuốc sỏi thận vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc sỏi thận bằng ngò gai áp dụng như sau:
Lấy một nắm lá ngò gai rửa sạch, hơ lá trên lửa cho héo sau đó cho vào nồi, đổ vào nồi 3 chén nước rồi đun nhỏ lửa cho tới khi nước cạn còn 2 bát. Lượng nước sắc đó đem uống làm 3 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn. Nam thì sau 7 ngày, nữ thì sau 9 ngày, sỏi thận sẽ được tống hết ra ngoài.
Cây rau ngổ
Cây rau ngổ còn có tên gọi là rau om, ngổ hương,… là một loại rau thơm nhưng cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt, trong đó không thể không kể tới công dụng chữa sỏi thận của rau ngổ.
Đông y cho rằng rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, giúp thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột. Rau ngổ có thể chữa được bệnh tiểu đường, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa sỏi thận từ rau ngổ được tiến hành như sau:
Lấy rau ngổ đem rửa thật sạch, sau đó giã nhỏ lấy nước, cho thêm chút muối vào hòa đều, ngày uống 2 lần vào sáng và chiều, uống liền trong 7 ngày liên tiếp. Cũng có thể dùng rau ngổ xay làm sinh tố để uống, mỗi lần khoảng 50-100g rau ngổ tươi, áp dụng liên tục khoảng 15-30 ngày sẽ chữa trị sỏi thận dứt điểm.
Quả dứa
Điều trị sỏi thận bằng dứa có hiệu quả cao, nó giúp đào thải các viên sỏi nhỏ ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu. Những cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển sẽ thuyên giảm nhiều sau khi chữa sỏi thận bằng quả dứa.

Phương pháp chữa sỏi thận bằng dứa được thực hiện như sau:
Lấy 1 quả dứa đem rửa sạch, khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào. Đem nước dứa cho chín rồi vắt lấy nước để uống hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể hấp dứa cách thủy với phèn chua rồi gọt vỏ ăn.
Đu đủ xanh
Nhựa đu đủ có tác dụng chữa sỏi thận rất tốt. Đem đu đủ bánh tẻ cắt đầu và đuôi đi rồi moi hết ruột ra, cho ít muối vào và đem hấp cách thủy. Đu đủ nên chọn quả không quá non cũng không quá già, nặng tầm 400g là được. Ăn đu đủ sau bữa ăn để không bị xót ruột, với sỏi thận có kích thước dưới 10mm chỉ cần dùng đu đủ theo cách này trong 7 ngày là có thể trị khỏi.
Chuối hột
Chuối hột, nhất là chuối hột rừng là loại quả vô cùng quý trong việc chữa bệnh sỏi thận. Trong dân gian dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận theo 2 cách sau:
Phơi khô hột chuối rồi đem tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng một nhúm nhỏ hòa tan vào nước rồi uống.
Vắt chuối hột non lấy một chén nước nhỏ, thêm chút muối rồi uống.
Trên đây là 5 phương pháp dân gian điều trị sỏi thận đã được nhiều người áp dụng và thành công. Tuy nhiên những cách này chỉ nên áp dụng với những viên sỏi nhỏ, còn với sỏi có kích thước lớn hoặc đã xuất hiện biến chứng thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.